Bệnh thủy đậu tắm lá gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta đã không còn xa lạ gì với căn bệnh thủy đậu, dù trẻ nhỏ hay người lớn đều có nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên, có không ít người thắc mắc khi bị bệnh thủy đậu có nên tắm không và tắm như thế nào, tắm là gì thì được, bị thủy đậu kiêng gì?. Để giải đáp hàng loạt câu hỏi đó, đừng bỏ qua bài viết ngay dưới đây. https://linhchihoanggia.com/

1.     Bệnh thủy đậu có nên tắm lá hay không?

Đây là một căn bệnh ở ngoài da nó khá lành tính và gây ra bởi virus Varicella Zoster, từ lúc mắc bệnh đến khi khỏi hoàn toàn thường khoảng trong thời gian từ 15 tới 20 ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh kiêng khem và dưỡng bệnh kỹ lưỡng, tốt thì thời gian sẽ rút ngắn hơn.

Dân gian ngày xưa thì có quan niệm rằng, người bệnh sẽ cần phải kiêng gió, kiêng nước để không bị nhiễm hàn. Nhưng theo như hướng dẫn từ các y bác sĩ, khi điều trị bệnh này thì nguyên tắc là điều trị các triệu chứng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng. Cho nên, nhằm tránh đi các biến chứng bởi bội nhiễm thì yếu tố tiên quyết là cần phải vệ sinh cơ thể đúng cách.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh là do bị nhiễm khuẩn, virus,.. những tác nhân này khiến da của người bệnh có các mụn nước dưới dạng phát ban trong đó có chứa các vi khuẩn. Chúng sẽ làm cho người bệnh khó chịu, ngứa ngáy khi mà cơ thể đổ mồ hôi, không sạch sẽ, nóng bức chính là điều kiện làm cho những vi khuẩn phát triển, sinh sôi thêm.

Thế nên, để cải thiện tình trạng của bệnh được tốt hơn thì người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ và đúng cách. Đặc biệt, nên kết hợp tắm với một số loại lá để chữa trị hiệu quả.

 

bi-thuy-dau

Thủy đậu là căn bệnh phổ biến hiện nay.

 

1.2 Bệnh thủy đậu lây cho người tiếp xúc theo đường nào?

Bệnh thủy đậu này sẽ lây nhanh chủ yếu qua 3 đường chính:

Lây lan gián tiếp với các đồ vật dính dịch của nốt ban, các bồn rửa vệ sinh cũng là nhân tố lây lan bệnh (các dụng cụ nhiễm virus)

Lây lan theo đường hô hấp của người bệnh, lây truyền qua không khí.

Lây khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch của nốt ban, tiếp xúc sờ vào nốt ban của người mắc thủy đậu.

Ngoài ra còn có trường hợp người bệnh đi tiểu làm nước tiểu bám lên bồn cầu vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người tiếp xúc điểm đó bị lây nhiễm.

Bệnh hoàn toàn có thể lây lan cho những người khác cho đến khi các nốt ban đó có dấu hiệu đóng vảy khô hoàn toàn, đến 90% người chưa từng mắc bệnh thủy đậu sẽ dễ bị mắc chứng virus này khi tiếp xúc với người bệnh.

2.     Bị thủy đậu nên tắm lá gì?

1.        Lá kinh giới

Lá kinh giới theo dân gian có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho làn da, với tác dụng giải độc, thanh lọc và làm mát da cho cơ thể. Vì thế, đây là loại lá được sử dụng phổ biến trong điều trị những triệu chứng khi bị mẩn ngứa cũng như nổi mụn nước bởi căn bệnh thủy đậu tạo ra.

Cách thực hiện như sau:

•             Dùng 50g lá kinh giới khô hoặc tươi

•             Bỏ lá vào nồi cùng với 1.5 lít nước sau đó đun sôi

•             Pha thêm nước hoặc chờ nước ngôi rồi dùng nước này để tắm

Mỗi ngày áp dụng biện pháp này sẽ làm giảm bớt đi các triệu chứng ngứa cũng như các nốt thủy đậu sẽ kết vảy nhanh.

 

bi-thuy-dau-tam-la-gi

Lá kinh giới được sử dụng phổ biến để nấu nước tắm cho người thủy đậu.

 

2.        Lá lốt

Một trong số những phương pháp cải thiện rõ rệt những triệu chứng khó chịu từ căn bệnh ngoài da gây nên, bên cạnh tác dụng lớn đó thì việc dùng lá lốt khiến làn da mau phục hồi cũng như loại bỏ sẹo tốt từ những vết mụn nước khi vỡ ra.

Đều đặn mỗi ngày sử dụng trong một khoảng thời gian điều trị nhất định, sẽ cải thiện nhanh chóng những biểu hiện ở trên da. Cách làm như sau:

•             10 cây lá lốt mà vẫn còn nguyên gốc

•             Rửa sạch sau đó để ráo

•             Đun sôi cùng với 2 lít nước

•             Pha thêm nước cho bớt nóng sau đó dùng nước này để tắm

3.        Lá chè xanh

Loại lá không chỉ được biết tới để làm thức uống tốt cho sức khỏe, mà còn phát huy công dụng trong việc chữa các bệnh ngoài da trong đó có thủy đậu. Bản thân bên trong lá chè xanh có tính chống oxy hóa cũng như tính kháng khuẩn rất tốt, do đó cực kỳ hiệu quả khi chữa trị bệnh thủy đậu.

Cách làm:

•             Rửa sạch lá chè xanh một nắm vừa đủ dùng

•             Vò nát lá sau đó cho vào nồi

•             Cho nước cùng với thìa muối hạt để đun sôi

•             Chờ nước nguội hoặc pha thêm nước để cho ấm, rồi dùng nước này để tắm

Tắm trong khoảng 2 – 3 lần/ tuần để nhanh chóng lành vết thương đồng thời giảm ngứa, khó chịu trên da.

Tuy nhiên, việc tắm lá tốt nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải lưu ý một số điểm như sau:

•             Trước khi dùng một loại lá nào cho toàn bộ cơ thể cần phải thử tại một bộ phận: da chân hay da tay nhằm kiểm tra bạn có bị dị ứng, triệu chứng nào khác không

•             Thời gian tắm không quá lâu

•             Xoa nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm

•             Rửa sạch sẽ lá trước khi đun nấu

•             Tắm nước lá người bệnh cần phải kiên trì

Bệnh thủy đậu kiêng những gì và chữa trị như thế nào?

Khi bạn hay trẻ nhỏ có những dấu hiệu nghi nhiễm bệnh thủy đậu, hãy nên nhanh chóng đến phòng khám gần nhất để được chuẩn đoán, chữa trị kịp thời. Đây là một loại chứng bệnh không mấy nguy hiểm đến tính mạng như lại dễ để lại những biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Người bị mắc thủy đậu có những biến chứng sau đây thì cần phải lưu ý ngay:

Các nốt ban xuất hiện bất thường một cách nhanh chóng, lan rộng toàn thân.

Các nốt ban nhỏ, màu đỏ, nóng rát.

Phát ban nốt đỏ, kèm theo đó là triệu chứng sốt cao, khó thở, chóng mặt, nôn mửa, loạn nhịp tim, ho nhiều, run rẩy…

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi trong nhà nếu có các biểu hiện của thủy đậu, cần điều trị nhanh chóng và đúng cách, bởi sẽ gây nguy hiểm nếu phụ huynh không chữa trị đúng cách, chủ quan loại bệnh.

Bệnh thủy đậu sẽ tự hết sau một thời gian, nhưng chúng ta vẫn nên hỗ trợ điều trị để lẩy lùi bệnh được nhanh chóng hơn, tránh gặp phải các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Dùng thuốc uống: Vitamin C, thuốc hạ sốt, dùng thuốc kê đơn theo chỉ thị của bác sĩ, không được tự ý kê đơn, đặc biệt không được dùng thuốc aspirin sẽ làm cho bệnh tiến triển xấu hơn.

Dùng thuốc bôi ngoài da: Nên sử dụng các loại thuốc bôi các nốt trên da, thuốc tím là một trong những loại thuốc phù hợp nhất giúp cho da nhanh đóng vẩy, tránh để lại sẹo, ngoài ra, bạn cũng nên dùng các loại dung dịch sát trùng bôi lên các vùng da nổi mụn để tránh bị nhiễm trùng trên da.

Những lưu ý dành cho người bị thủy đậu:

Để tránh gây  ra các nguy hiểm trong quá trình điều trị bệnh, người mắc thủy đậu cần lưu ý các vấn đề sau:

- Tắm rửa sạch sẽ, nhẹ tay:

Đối với nhiều ý kiến chỉ ra việc thủy đậu có nên tắm hay không, vì một số người nói rằng khi mắc chứng bệnh này người bệnh cần phải kiêng nước, không nên tắm, như vậy có đúng hay không?

Trả lời cho các thắc mắc trên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân thủy đậu đó là nên tắm, thậm chí là tắm rửa sạch sẽ để đảm bảo không bị nhiễm trùng da. Ở trẻ em, phụ huynh nên tắm rửa cho trẻ nhẹ nhàng, không chà xát làm vỡ các mọc mụn làm nhiễm trùng, để lại sẹo, tình trạng bệnh nặng hơn…

- Lưu ý khi ăn uống:

Người mắc thủy đậu thường thắc mắc vấn đề “bị thủy đậu kiêng ăn gì để tránh sẹo sau khi lành bệnh”? Người bệnh nên tránh dầu mõe, sữa, phô mai,… các loại thực phẩm này cần tránh vì chúng làm cho da tiết chất nhờn rất nhiều, dễ gây nổi mụn, nếu bị nổi ở trong xoang miệng thì tránh ăn các đồ nóng, chứa axit cao như khóm thơm dứa, cam, chanh,…

- Hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc với gió:

Theo câu hỏi “bị thủy đậu kiêng gì” thì thêm một điều quan trọng nữa là kiêng gió, tránh những nơi có gió, giữ ấm cho cơ thể để tránh các virus cơ hội, làm cho bệnh tình trở nên nặng hơn, tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên sinh hoạt, nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, không quá nóng nực, bí bách, tránh để mồ hôi chảy gây nhiễm trùng da.

Cải thiện bệnh không thể ngày một ngày hai được, cho nên việc kết hợp giữa các phương pháp là một biện pháp hiệu quả và an toàn nhất. Trong đó người bị thủy đậu hãy kiên trì tắm bằng lá và với là gì thì như chúng tôi vừa giới thiệu ở trên, vừa dễ tìm vừa hữu ích trong chữa bệnh.

>>> Tham khảo với bài viết: Tác dụng của quả dứa đối với sức khỏe.

Chọn đánh giá của bạn
Hình ảnh đính kèm(dưới 1MB)
    hiện tại chưa có đánh giá sản phẩm này
Tin cùng chuyên mục
Back to top