Nấm Ngọc Cẩu Ngâm Rượu có tác dụng gì? Cách nhận định loại chất lượng
Ngày nay, nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu đã trở nên nổi tiếng với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng tăng cường sinh lực ở phái mạnh. Mặc dù là sản phẩm được người người nhà nhà săn đón nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, công dụng của hình thức dược liệu này.
Thế nên trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ thông tin tất tật về loại nấm độc đáo và quý hiếm này. Lăn chuột và đừng bỏ qua những thông tin thú vị nhé!
1. Nấm ngọc cẩu khô là loại nấm như thế nào?
Nấm ngọc cẩu hay còn gọi là cẩu pín, gió đất, địa mao cầu, xà cô, tỏa dương. Đây là một loại nấm có hình dáng đặc biệt với thân trụ, nhọn và mọc thành chùm. Loại dược liệu này nổi tiếng với tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực ở nam giới.
Sau khi phơi khô, nấm ngọc cẩu có màu sẫm hoặc đen, sờ vào mềm, bề mặt có chút sần sùi và gồ ghề. Hình dạng nấm khô sẽ không đồng đều, ngọn to, ngọn nhỏ. Nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu là một sản phẩm nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng săn đón.
Chúng không hẳn là thực vật mà còn là sinh vật sống ký sinh trên những cây gỗ lớn trong rừng có lá rộng. Về nguồn gốc tên gọi “nấm ngọc cẩu”, ngày xưa dân gian gọi là “cẩu” vì hình dáng của nấm giống bộ phận sinh dục của loài chó. Tuy là nấm nhưng về bản chất nó không phải là nấm. Trong quá trình phát triển, phần ngọn của cây tạo thành hình nấm nên được gọi là "nấm".
Nấm ngọc cẩu khô là một loại dược liệu rất quý, được sử dụng rộng rãi trong đông y, toàn bộ cây đều có thể dùng làm thuốc, từ lá, hoa, rễ,… Nhiều người còn ví von nấm ngọc cẩu giống như thần dược của phái mạnh.
2. Nấm ngọc cẩu có vào mùa nào trong năm?
Nấm ngọc cẩu sinh trưởng tốt trong những khu rừng ẩm ướt ở độ cao 1500 (m). Tại Việt Nam, nấm phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tam Đảo, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Sapa trên đỉnh núi Hoàng Liên.
Từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, chúng ta dễ dàng tìm thấy nấm ngọc cẩu trong các khu rừng. Người dân sẽ thu hoạch những cây có kích thước đạt tiêu chuẩn. Khác với các loại nấm khác, những cây nấm chưa đạt tiêu chuẩn nhanh chóng chết đi nhưng chúng lại có thể tiếp tục phát triển khi gặp thời tiết tốt.
Nấm ngọc cẩu không mọc đơn lẻ mà chúng thường mọc thành từng cụm lớn. Trong mỗi cụm sẽ có nấm đực và nấm cái. Mỗi tai nấm sẽ có kích thước cỡ ngón tay mà có màu đỏ sẫm hoặc nâu. Sau khi thu hoạch mang về, người dân sẽ tiến hành rửa sạch nấm ngọc cẩu với nước nhiều lần để loại bỏ cát và bụi bẩn bám trên thân nấm.
Chúng ta có thể sử dụng ngay nấm ngọc cẩu tươi hoặc đem đi phơi nắng nhiều lần tạo thành nấm ngọc cẩu khô để bảo quản được lâu hơn.
4. Nấm ngọc cẩu khô có mấy loại? Chúng là những loại nào?
4.1. Phân loại nấm ngọc cẩu khô theo hình dáng
Nấm ngọc cẩu khô sẽ được phân loại theo hình dáng bên ngoài, bao gồm hai loại là nấm đực và nấm cái.
-
Nấm đực: Nấm ngọc cẩu đực thường xuất hiện cao dần từ trên xuống dưới, có bề mặt nhẵn và cao từ 10 - 15 (cm), cá biệt có cây cao tới 30 - 40 (cm). Nấm đực có màu đỏ hoặc nâu sẫm, chúng gồm những bông hoa nhỏ li ti mọc dọc theo thân cây. Chúng sẽ thơm hơn nấm cái. Thế nên, chúng ta thường thấy, nấm ngọc cẩu đực sẽ được dùng ngâm rượu nhiều hơn.
-
Nấm cái: Nấm ngọc cẩu cái thường nhỏ hơn nấm đực và nhìn rất giống nấm bắp nhưng lại không có đầu nhọn như nấm đực. Thân của nấm cái thường non, khá ít xơ hơn nhưng lại không thơm nhiều như nấm đực.
4.2 Phân loại nấm ngọc cẩu khô theo màu sắc
-
Nấm ngọc cẩu ruột vàng: Hầu hết nấm có ruột màu vàng thường có mùi thơm nhiều hơn so với nấm có ruột tím. Và đây cũng là hình thức phổ biến hơn cả.
-
Nấm ngọc cẩu ruột đỏ - tím: Loại nấm ngọc cẩu này sẽ có phần ruột bên trong ngã màu đỏ, tím. Loại này sẽ có kích thước nhỏ và không thơm như nấm ruột vàng.
4.3 Phân biệt nấm ngọc cẩu kém chất lượng và nấm loại tốt:
Để giúp bạn có được chọn lựa khi mua nấm ngọc cẩu hàng chất lượng, hàng thật thì có thể tham khảo một số đặc điểm sau đây:
Nấm chất lượng tốt:
-
Mùi vị: thơm nhẹ, không có mùi hôi khó chịu, không có các vết ẩm mốc.
-
Màu sắc: nấm sấy khô sẽ có màu đỏ sẫm, thân đi liền với củ.
-
Hình dáng: nên chọn các cây nấm còn nguyên vẹn, ruột nấm màu đỏ sẫm sẽ mang lại dinh dưỡng cao hơn so với ruột trắng.
Nấm giả, kém chất lượng:
-
Mùi vị: bị mất mùi vị do để lâu, thậm chí có mùi hôi, ấm mốc.
-
Màu sắc: màu sắc khác lạ như nâu vàng, đen hay có các đốm trắng.
-
Hình dáng: cây không còn nguyên vẹn, vụn nát và hình thức không đẹp mắt
4. Nấm ngọc cẩu khô giá bao nhiêu? Có đắt không?
Nấm ngọc cẩu khô thường được người dân hái về, thái thành từng lát mỏng phơi khô rồi dùng dần trong năm, vụ thu hoạch đầu tiên sẽ từ tháng 10 đến tháng 12 (âm lịch), ta có thể tiì thấy trên thị trường loại dược liệu này với giá thành từ 500.000 - 700.000 VNĐ cho mỗi kilôgam. Nấm thành phẩm đạt yêu cầu sẽ có mùi thơm, hình thái đẹp và còn nguyên vẹn.
Khoảng từ tháng 1 đến tháng 5, giá bán nấm ngọc cẩu khô vẫn sẽ ổn định khoảng 500.000 - 700.000 VND. Từ tháng 6 đến tháng 10 là thời điểm giá nấm ngọc cẩu cao nhất, lúc này lượng nấm ngọc cẩu trữ còn rất ít nên giá nấm ngọc cẩu khô thường cao hơn nhiều so với các thời điểm khác trong năm, khoảng từ 800.000 – 1.000.000 VND/kg.
Chính vì giá trị kinh tế của loại nấm này khá cao nên các gian thương cố tình pha trộn với các loại hàng cũ, hàng không đạt chất lượng để mang ra thị trường, điều này tạo ra một tâm lý chung khi mua hàng sẽ sợ mua phải nấm ngọc cẩu trà trộn, hàng dược liệu bẩn. Vì vậy nên chọn các cửa hàng uy tín chuyên cung cấp dược liệu, giá thành tuy sẽ cao hơn nhưng sẽ đảm bảo về chất lượng của từng cây nấm, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.
5. Nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu có tác dụng gì?
Theo nghiên cứu khoa học, trong nấm ngọc cẩu chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như:
-
Gentonline
-
Choline
-
Chất béo
-
Carpaine
-
Vitexin
-
Axit amin
-
Testosterone
-
Tinh dầu
-
L-arginine
Từ xa xưa, nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu cũng đã được người Dao Đỏ sử dụng như một vị thuốc chữa các bệnh về xương khớp như đau thắt lưng, mỏi khớp gối, tê tay chân. Trong quá trình sử dụng, người dân đã phát hiện nhiều công dụng khác của nấm ngọc cẩu như khả năng cải thiện sinh lý, điều trị rối loạn cương dương, suy nhược cơ thể, xuất tinh sớm và hỗ trợ tăng cường thể lực. Từ đó loại nấm này đã được sử dụng rộng rãi và ngày càng trở nên nổi tiếng.
Năm 2014, Viện Nghiên cứu Y học đã tiến hành một số nghiên cứu chứng minh tác dụng của nấm ngọc cẩu. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong nấm có hoạt chất NO. Đây là thành phần quan trọng thúc đẩy sự giãn nở của các mạch máu ở bộ phận sinh dục nam, từ đó kích thích quá trình lưu thông máu và cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.
Bên cạnh công dụng tăng cường sinh lý đã được chứng minh thì nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu còn mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như bổ thận, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, điều trị bệnh hậu sản, nhuận tràng, kích thích đường tiêu hóa hoạt động tốt,…
Bên cạnh đó, loại nấm này còn được chị em săn đón bởi tác dụng dưỡng da, trị tàn nhang, nám, hồi phục thể trạng sau sinh,…
6. Cách ngâm rượu với nấm ngọc cẩu khô
6.1. Chuẩn bị
-
Nấm ngọc cẩu khô ruột vàng: 500gr
-
Mật ong: 100ml
-
Rượu trắng: 5 lít
6.2. Thực hiện ngâm rượu nấm ngọc cẩu khô
-
B1: Rửa nấm ngọc cẩu khô với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên nấm, ngâm nấm với nước từ 20 tới 30 phút để nấm được sạch hơn. Sau đó vớt ra để ráo nước.
-
B2: Tiến hành tráng nấm qua rượu – đây là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng của mẻ rượu có ngon không. Mặc dù hơi tốn nhiều công sức nhưng chắc chắn thành phần sẽ mang lại nhiều khác biệt.
-
B3: Nếu bạn muốn thời gian ngâm rượu được rút ngắn thì hãy hái nấm nhỏ thành từng lát mỏng. Đồng thời, bước này cũng giúp bình rượu được đẹp mắt hơn.
-
B4: Rượu bình rượu sạch sẽ, tráng qua với rượu trắng sau đó để ráo. Xếp nấm vào bình, đổ mật ong lên nấm. Cuối cùng là đổ từ từ 2 lít rượu trắng vào bình và đậy nắp lại.
Rượu ngâm từ 2 – 3 tháng là đã có thể sử dụng. Tuy nhiên, người dùng lưu ý tác dụng của nấm ngọc cẩu khô ngâm rượu khá mạnh nên mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 50ml – khoảng 2 chén nhỏ và chia thành 2 đến 3 lần sử dụng. Nên uống trong lúc ăn hoặc sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
7. Những lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu:
Hầu hết các loại dược liệu đang phổ biến ở nước ta đều lành tính, mang lại công dụng và an toàn cho người dùng, tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng để đảm bảo mang lại những công hiệu tốt nhất cũng như hạn chế được các rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng dược liệu nấm ngọc cẩu:
Đối tượng không được sử dụng nấm ngọc cẩu: Người bị cao huyết áp, người đang điều trị bệnh ung thư, người có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong nấm ngọc cẩu. người đang mắc phải những căn bệnh về gan hay suy giảm chức năng gan.
Về tác dụng phụ: Hiện nay nghiên cứu cho thấy các thành phần dinh dưỡng có trong nấm ngọc cẩu hiện đều lành tính và không có hại cho sức khỏe người dùng, chỉ lưu ý những đối tượng đã được nêu trên.
Không nên lạm dụng dược liệu này: Không được sử dụng nấm ngọc cẩu để điều trị bệnh trong thời gian dài, vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan và thận.
Trường hợp hy hữu: Trong quá trình sử dụng nấm ngọc cẩu, nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường thì hãy đến ngay các trạm y tế gần nhất để kiểm tra, khắc phục một cách an toàn nhất.
Sau khi tìm hiểu thông tin về nấm ngọc cẩu khô, có thể thấy những lời hoa mỹ dành cho loại nấm này quả không sai. Không chỉ là thần dược cho phái mạnh mà những người có nhu cầu bồi bổ cơ thể, chị em sau sinh, người muốn cải thiện làn da thì nấm ngọc cẩu khô vẫn là lựa chọn lý tưởng. Cách ngâm rượu với nấm ngọc cẩu khô không quá khó khăn nên nếu có thể hãy làm thử tại nhà nhé!