Nấm Trúc và những thông tin hữu ích cho người quan tâm dược liệu rừng

Nấm Trúc là một trong những loại dược liệu thiên nhiên được đánh giá cao trong đông y. Loại dược liệu này không những mang lại tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ ngon mà còn hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy đây là loại nấm như thế nào? Tác dụng lý tưởng ra sao? Không để các bạn chờ lâu, thông tin về nấm trúc sẽ có ngay trong bài viết của Thảo Dược Hoàng Gia bên dưới đây!

1. Giới thiệu về Nấm Trúc – một loại nấm họ của nấm linh chi rừng

Nấm trúc hay còn được biết đến với các dòng nấm tương tự như nấm linh chi cổ cò, nấm linh chi đen, nấm lim xanh. Đây là một loại nấm thuộc dòng linh chi tự nhiên. Mỗi vùng, mỗi miền sẽ có một tên khác nhau nên mọi người lưu ý để tránh nhầm lẫn. 

Nấm có hình dạng đặc trưng là chân dài và nhỏ, mũ nấm giống cổ con cò, hay cái muỗng, bề mặt nấm màu sẫm, bóng nhẵn, tai nấm mảnh, thân dài. Loại nấm này thường được tìm thấy trên thân của những cây chết lâu năm hoặc những cây sống ký sinh khác.

Nấm thường có vị đắng và mùi thơm đặc trưng, ​​được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng núi Tây Nguyên. Thời gian hái nấm sẽ từ tháng 9 – 10 hằng năm. Sau khi được thu hoạch, nấm sẽ được mang đi phơi khô tự nhiên bằng nắng, đóng gói và cung cấp ra thị trường, nơi mà các cửa hàng dược liệu, Đông Y sau đó cung cấp cho người dùng.

 

nam-truc

 

nam-truc-rung

 

2. Phân biệt Nấm Trúc và Nấm Lim Xanh

Loại nấm trúc này thường bị nhầm với nấm lim xanh vì hình dáng bên ngoài khá giống nhau. Thế nhưng đây lại là hai loại nấm với những đặc trưng về công dụng khác nhau. Dưới đây là một vài đặc điểm nhận biết giữa hai loại nấm này:

  • Về hình dáng: Nấm trúc thường có thân và mũ nhỏ, còn nấm linh xanh lại khá to, dày thịt hơn so với nấm trúc. Bên cạnh đó mũ của nấm lim xanh sẽ xòe đều giống như một chiếc dù, còn nấm trúc lại thường vuốt ngược trông như một chiếc xẻng.

  • Màu sắc: Hai loại nấm này có màu sắc khá tương đồng, tuy nhiên về độ bóng thì nấm trúc sẽ bóng hơn màu thiên hướng về đỏ tím, còn nấm lim xanh thì nhăn nheo màu sạm và thiên hướng về màu đỏ đô.

  • Mùi vị: Nấm lim xanh có mùi thơm rất đặc trưng, nấu trúc sẽ có mùi nhẹ hơn. Khi pha với nước và uống, nấm trúc sẽ có vị đắng, nấm lim xanh đắng và có mùi thơm nhẹ ở đợt hậu.

​>>> Tham khảo thêm: Giá nấm lim xanh có đắt hay không? Điểm Chọn mua an tâm uy tín 2021

phan-biet-nam-truc-va-nam-lim-xanh

 

3. Có bao nhiêu loại Nấm Trúc trên thị trường:

Nấm trước thường được phân loại theo hình dáng bên ngoài, bao gồm 2 loại chính:

  • Nấm trúc đen: Loại nấm này thường mọc trên cây ô vĩ (còn gọi là cây trúc), tên gọi nấm trúc cũng xuất phát từ đây. Nấm sở hữu màu đen tím đặc trưng thay vì màu đen như than khá lạ mắt. 

  • Nấm trúc đỏ: Thường mọc trên nhiều loại cây mục nát khác nhau, về hình dáng thân nấm rất dài, thường từ 10 cm đến 20 cm. Nấm có màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch.

Do là nấm mọc tự nhiên và chưa được trồng công nghiệp nên đặc tính của nấm có thể không đồng nhất và chịu nhiều ảnh hưởng từ tự nhiên. Đây cũng chính là lý do nhiều người hiện nay vẫn hay nhầm lẫn nấm trúc với các loại nấm khác.

Lưu ý: (Thông tin này có thể gây nhầm lẫn vì tính chất vùng miền).

 

nam-truc-rung

 

4. Nấm Trúc có tác dụng gì đối với sức khoẻ con người?

Nấm trúc tại Việt Nam thường được người Trung Quốc thu mua rất nhiều, gần như là 100%. Thế nên số lượng sử dụng tại Việt Nam là khá ít. Nguyên nhân cũng xuất phát từ việc người dùng ưa chuộng nấm linh chi trồng, nấm linh chi Hàn Quốc hơn so với linh chi rừng của người Việt. 

Theo tài liệu Đông y, nấm trúc có vị đắng, tính kinh, tâm phế. Về cơ bản tác dụng của nấm trúc nói riêng và các loại nấm linh chi đỏ khác nói chung là khá tương đồng nhau. Nếu sinh trưởng ở các môi trường khác nhau thì thành phần dược chất sẽ có chút khác biệt, tuy nhiên chênh lệch không lớn.

Nếu mọi người đã sử dụng bất kỳ loại nấm linh chi nào và sẽ cảm nhận được những thay đổi của cơ thể nhanh nhất, đó là giúp ăn ngon hơn và cải thiện giấc ngủ, giải nhiệt,,. Đặc biệt, nấm trúc mang lại tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Thế nên, những người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp nên hạn chế sử dụng loại nấm này.

Ngoài ra, nấm trúc còn có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính như: Tiểu đường, viêm gan, ung thư,... Tác dụng của nấm đã được thử nghiệm lâm sàng trên động vật và cả trên người nên hoàn toàn đáng tin cậy.

5. Cách Sử Dụng Nấm Trúc chăm sóc sức khỏe như thế nào cho hiệu quả?

5.1. Nấm trúc sắc nước

Bên cạnh đó, nấm trúc cũng có thể dùng để sắc nước với liều lượng khoảng 10 – 30g nấm trúc khô đun với 1 lít nước trong 15 phút. Uống nước nấm trúc trong ngày sẽ rất tốt cho cơ thể. Nếu không uống hết nên đổ bỏ, không nên uống nước đã để qua đêm. 

5.2. Bào chế thuốc

Cách dùng này Hoàng Gia khuyến cáo người dùng nên tìm hiểu các chuyên gia về dược liệu để có thể sử dụng. Lưu ý khi bào chế thuốc, nên dùng kết hợp với các vị thuốc tự nhiên khác do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, hoặc có thể dùng đơn lẻ.

5.4. Ngâm rượu

Chuẩn bị: 

  • 500gr nấm trúc

  • 5 đến 8 lít rượu trắng nồng độ 40 – 45

  • Bình thủy tinh (sành hoặc sứ vẫn được). 

Rửa sạch nấm trúc với nước để ráo, xếp đều vào bình, đổ hết lượng rượu vào và đậy kín nắp. Sau khoảng 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng. Loại rượu này càng ngâm lâu càng ngon, càng thấm nhiều dưỡng chất trong nấm. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên uống 1 đến 2 ly nhỏ đều đặn mỗi ngày, không nên lạm dụng uống quá nhiều trong ngày sẽ không tốt do tính chất của cồn rượu gây phản tác dụng. 

Người dùng có thể kết hợp cùng một số thành phần thảo dược khác (được khuyến cáo) như kỷ tử, táo tàu, hạt sen để tăng thêm dược tính, giúp cải thiện và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. 

 

nam-truc-rung

 

6. Lưu ý khi tìm mua Nấm Trúc trên thị trường

Là một loại dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nên hiện nay trên thị trường đã có nhiều nhà cung cấp loại nấm này. Tuy nhiên, nấm trúc là loại nấm được khai thác tự nhiên nên nếu không cẩn thận nấm sẽ rất dễ bị hỏng hóc, thay đổi dược tính trong quá trình bảo quản. Do đó, khách hàng cần đặc biệt cân nhắc khi lựa chọn.

Dưới đây là 04 vấn đề cần lưu tâm khi chọn mua nấm trúc:

  • Chỉ nên mua nấm ở những đơn vị cung cấp uy tín, nhiều năm kinh nghiệm, có tiếng tăm trên thị trường.

  • Nên mua trực tiếp tại cửa hàng, xem xét chất lượng thực tế của sản phẩm, tránh việc tin lời một phía từ người bán và đặt hàng.

  • Không nên mua nấm trúc rơi lẻ, chỉ nên mua sản phẩm được đóng gói và bảo quản chắc chắn. Đồng thời trên bao bì cần hiển thị đầy đủ các thông tin như nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách dùng, tiêu chuẩn chất lượng,…

  • Tìm hiểu thông tin thị trường, giá cả, cách nhận biết, sau đó tham khảo nhiều địa chỉ cung cấp để tìm được nơi bán nấm trúc chất lượng với giá tốt nhất.

  • Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra điều gì bất thường hay liên hệ với địa chỉ cung cấp để được bảo vệ quyền lợi. 

  • Những tai nấm quá dị dạng hoặc bị mốc thì nên rửa sạch và loại bỏ phần dị dạng. Còn khi cảm thấy nấm đã bị biến chất thì tốt nhất là không sử dụng. Bởi vì, trong trường hợp mọc tự nhiên, nấm sẽ bị tác động rất nhiều từ môi trường bên ngoài nên khâu sơ chế là vô cùng quan trọng. 

 

nam-truc-rung

 

Tóm lại, nấm trúc – một loại dược liệu quý hiếm mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Giá bán hiện tại của loại nấm này dao động từ 600.000 - 1.500.000/kg. Dù giá thành khá cao nhưng nó là tương đồng so với hàm lượng dược tính cũng như công sức của những bà con đi rừng thu hái. Hy vọng với bài viết trên bạn có thể nắm rõ hơn các thông tin về một trong những loại nấm dược liệu chất lượng của rừng Việt Nam. 

>>> Tham khảo thêm: Nấm Linh Chi Cổ Cò


 

Chọn đánh giá của bạn
Hình ảnh đính kèm(dưới 1MB)
    hiện tại chưa có đánh giá sản phẩm này
Tin cùng chuyên mục
Back to top