Ba Kích Ngâm Rượu - Thông tin và cách thực hiện

Ba Kích Ngâm Rượu – một loại rượu mà các đấng mày râu vẫn rỉ tai nhau về những tác dụng của chúng đến việc sinh hoạt “phòng the” giúp duy trì và lấy lại phong độ đàn ông. Ba kích là gì? Chúng nhờ những thành phần khoa học nào để tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của nam giới? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách ngâm rượu ba kích thông qua bài viết này của Hoàng Gia nhé!

Ba kích là gì?

Ba kích hay còn được gọi là cây diệp liễu thảo, dần điền âm vũ, củ ruột gà,…Tên khoa học được goi là Morinda Offcinalis How, là một loại cây có hình dáng quấn, dạng cây leo, khi còn non có màu tím, cành non có các cạnh và lá mọc đối nhau, cuống ngắn, màu xanh lá cây. Cụm hoa của chúng mọc tại đầu cành, quả ở đỉnh đầu, dính liền hoặc mọc riêng lẻ, khi chín chúng có màu đỏ, dạng mảnh, có nhiều lông mịn.

Khi thu hoạc xong, rễ cây được sơ chế qua và phơi khô, đập cho bẹp, bỏ phần lõi rồi cắt thành từng đoạn dài khoảng 3 – 5 cm, tiếp tục sấy cho khô hẳn, với cách sơ chế này chủ yếu dùng để ngâm rượu, chích muối ăn,…

Cây ba kích thường mọc trong các bụi ở ven rừng với độ cao khoảng dưới 500m. Tại Việt Nam, cây ba kich thường đường tìm thấy tại các khu vức đồi núi thấp thuộc khu vực miền núi và Trung Du Bắc Bộ ngày nay, người ta có thể tim mua ba kích rừng tại các địa điểm nổi bật chủ yếu như Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang…

 

ba-kich

 

Phân biệt ba kích rừng và ba kích nuôi trồng:

Được rao bán chủ yếu là 3 loại: ba kích rừng, sấy khô & nuôi trồng. Loại phơi khô thường không rõ được nguồn gốc và thường bị pha lẫn nhiều loại củ dại khác, chính vì thế việc chọn ba kích nên chọn loại tươi để đảm bảo được chất lượng. Hoặc nếu mua loại khô thì nên tìm hiểu kĩ nguồn gốc, chọn địa điểm cung cấp uy tín.

 

phan-biet-ba-kich-rung-va-nuoi-trong

Ba kích rừng (trái), và ba kích nuôi trồng (phải).

Đối với củ ba kích rừng thường được phân biệt theo 2 loại màu trắng và tím, trong đó ba kích tím là loại được nuôi trồng phổ biến nhất

Ba kích tím với màu vàng đậm, phần thịt bên trong có màu tím, khi dùng để ngâm rượu, loại củ này ra chiết xuất dược liệu và chuyển màu rượu sang màu tím.

Loại trắng: Củ này bên ngoài có màu vàng nhạt và bên trong phần thịt là màu trắng hơi ngà và tím nhạt. Khi chúng ta dùng để ngâm rượu loại này sẽ cho ra màu tím nhạt.

 

ba-kich-2

Ba kích rừng trắng và tím.

Củ ba kích khô.

 

Thành phần của củ Ba kích:

Trong ba kích có các thành phần chủ yếu như:

•             Choline

•             Luteolin

•             Phytosterol

•             Anthraglycosid

•             Carpaine

•             Vitamin B1

•             Vitamin C (ở ba kích tươi)

•             Đường và các acid hữu cơ khác

Tác dụng của rượu ba kích:

Khi nói đến ba kích, người dùng thường nghĩ ngay đến cách thức ngâm rượu, đây là một loại thức uống phổ biến và dễ sử dụng nhất đặc biệt là dành cho nam giới, và loại rượu này mang một tác dụng nghe khá hấp dẫn đến với sức khỏe.

Tác dụng của cây ba kích theo Đông Y: chúng có vị ngọt, cay nhẹ và tính ấm, có tác dụng nổi bật đó là bổ thận tráng dương, khử phong thấp và cường gân cốt,…chúng mang lại hiệu quả khá rõ rệt cho người cao tuổi, người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chế độ sinh hoạt kém chất lượng…Ngoài ra còn giúp giảm đau khớp cho các bệnh nhân đang mắc các vấn đề đau nhức xương khớp. Ba kích còn là một cây thuốc hỗ trợ nam giới về vấn đề sinh lý hiệu quả, giúp ôn thận, mạnh gân cốt và trợ dương,…Các lương y từ thời xa xưa thường dùng ngâm rượu để thay cho thuốc điều trị bệnh yếu sinh lý, chữa gân cốt yếu, đau mỏi lưng…

Cách ngâm rượu ba kích từng bước chi tiết:

Trước khi sử dụng rượu ba kích do chính tay mình ngâm, bạn cần lựa chọn được loại ba kích chất lượng, bình rượu ưng ý và chất lượng rượu đạt chuẩn.Vì thế bạn cần lưu ý bước chọn nguyên liệu khá quan trọng:

 

cach-ngam-ruou-ba-kich

 

Lựa chọn củ ba kích để ngâm rượu:

Trên thị trường hiện nay củ ba kích được phân định 2 loại củ trắng và củ tím, củ tím được sử dụng phổ biến hơn bởi chúng được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tìm kiếm, chúng được ưu tiên cho các bài thuốc, ngâm rượu.

Củ nuôi trồng trông khá mọng nước, ít bị gấp khúc và tròn trại, kích thước to có thể bằng ngón tay trỏ, màu vàng nhạt, khi lựa chọn loại này bận nên lưu ý tránh mua phải loại nuôi trồng của Trung Quốc do khả năng bị bơm thuốc tăng trưởng không tốt cho sức khỏe.

Với củ ba kích rừng, củ có dạng sần sùi mọc ở ven rừng,…Những nơi khô cằn, củ rừng được đánh giá là loại nhiều dưỡng chất, tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên về tính chất rừng bị khai phá, thì ba kích rừng ngày càng ít ỏi và nếu bạn có cơ hội sở hữu ba kích rừng để ngâm rượu thì không nên bỏ lỡ cơ hội nhé!

Bộ phận nào của ba kích ngâm rượu có tác dụng?

Cây ba kích tổng thể đều được sử dụng, kể cả phần lá, hoa, cành, củ hay rễ đều được chế biến ở nhiểu phương diện, tuy nhiên củ ba kích vẫn được  sử dụng chế biến nhiều nhất.

Phần củ được sử dụng làm các loại dược liệu được sấy khô sau đó cắt thành các đoạn ngắn để sử dụng, Củ có đặc biệt nổi bật sau:

•             Củ ba kích có dáng hình trụ tròn, độ dài thường không đồng nhất và đường kính khoảng từ 1 đến 2cm.

•             Mặt ngoài màu vàng, trông hơi nhám và có vân dọc.

•             Phần lõi bên trong có thể màu trắng, màu tím, không có mùi, vị ngọt và hơi chát.

•             Cùi khá dày, tuy nhiên dễ bóc.

Cách chọn rượu ngâm:

Chọn rượu để ngâm ba kích cũng là một công đoạn quan trọng không thể thiếu, loại rượu được dùng để ngâm ba kích nên có nồng độ cồn từ 40 – 45 độ. Không được vượt quá 45 độ bởi rượu có nồng độ quá cao có thể làm hỏng đi dinh dưỡng củ ngâm dẫn đến việc không sử dụng được gây lãng phí, Các bạn có thể dùng rượu nếp, rượu ngô men, rượu trắng đều ngâm được củ ba kích.

Bình ngâm rượu:

Bình ngâm rượu tác động mạnh mẽ đến chất lượng rượu sau này, vì khi dùng bình thủy tinh, chum để ngâm rượu sẽ đảm bảo được chất lượng rượu ngâm. Tuyệt đối không nên dùng bình nhựa để ngâm, bởi nồng độ cồn sẽ có xúc tác đến bình nhựa tạo ra những tạp chất không tốt gây hại cho sức khỏe.

Cách rút lõi để ngâm rượu:

Rút lõi bằng tay: Đối với củ ba kích tím, loại nuôi trồng có thể rút lõi bằng tay, do củ ba kích này trồng từ 3 -4 năm là đã thu hoạch nên củ ba kích khá mềm, dễ rút, trong ba kích nuôi trồng có hàm lượng nước khá nhiều nên khi bóc lõi cũng sẽ dễ dàng hơn.

Cách khác, ta có thể dùng dao để chẻ dọc các lõi ba kích, dùng tay kéo nhẹ 2 phần mõi theo 2 phía, sau đó có thể lấy lõi của ba kích một cách dễ dàng. Hoặc khi mua về phơi ba kích cho héo qua 1 – 2 ngày cho chúng bớt bọng nước sau đó tuột phần vỏ, phần thịt ra khỏi lõi một cách dễ dàng.

Cách rút lõi bằng đập dẹp: Cách này khá nhanh chóng, dùng chày đập cho bẹp củ ba kích, sau đó lọc lấy phần lõi ra.

Cách rút lõi bằng công nghiệp: Trong các nhà máy thường sử dụng phương pháp hấp, làm mềm củ ba kích sau đó rút lõi.

Thông thường cách rút lõi của công nghiệp ra tối ưu được công đoạn, sau khi hấp phần thịt của củ ba kích được làm mềm, rút lõi sẽ dễ dàng hơn, cách làm này sẽ cho ra sản phẩm ba kích khô, có ưu điểm là hương thơm đặc trưng, không gây ngứa như ba kích tươi.

Cách thực hiện ngâm rượu ba kích tươi – khô:

Sau khi sơ chế các bước như làm sạch, phơi khô, rút lõi thì việc ngâm củ ba kích khá đơn giản, cho vào bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, đổ lượng rượu vào với tỉ lệ 1:4 ( 1kg củ ba kích tương ứng với 4 lít rượu) đối với ba kích tươi và 1:8 với ba kích khô.

Rượu ba kích ngâm trong vòng bao lâu thì có thể dùng được?

Theo kinh nghiệm rượu ngâm của dân gian thì ngâm càng lâu càng tốt, bởi dưỡng chất từ ba kích chiết xuất ra rất nhiều đặc biệt rượu củ ba kích đạt chuẩn sẽ cho hương vị ngon ngọt nhất, nên ngâm ba kích với thời gian dài để đảm bảo chất lượng khi dùng (ít nhất 7 tháng).

Ngâm ba kích có cần hạ thổ không? Câu trả lời là không nhất thiết phải hạ thổ khi ngâm ba kích mà ta có thể ngâm ở trạng thái bình thường, để những nơi thoáng mát, khi ngâm rượu với phương thức này có thể 3 tháng là sử dụng được, nhưng nếu bạn muốn rượu ngon hơn, bớt gắt thì nên ngâm trên 6 tháng để có những kết quả, tác dụng mang lại hiệu quả nhất.

Những lưu ý trong cách bảo quản và sử dụng rượu ba kích:

Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng của quá trình ngâm ba kích tửu. 

  • Vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng trên 30°C thì mất khoảng đến 20 ngày để rượu chuyển sang màu tím. 
  • Ở mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời đạt dưới 15°C thì phải mất đến 2 tháng để rượu chuyển sang màu tím.

Có sự khác nhau như vậy vì Etanol trong rượu hoạt động mạnh mẽ khi ở nhiệt độ cao, nên nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới màu rượu và quá trình chiết dưỡng chất của củ ba kích. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người thường lựa chọn ngâm rượu củ ba kích vào mùa hạ. Tuy nhiên, khi ngâm rượu vào những tháng ngày nắng nóng cần đảm bảo bình rượu của bạn không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào, hay để ở nơi quá nóng. Bởi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể tạo ra nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe, sẽ xúc tác làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. 

Một số điểm lưu ý khi sử dụng ba kích tửu:

  • Một ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ uống 1 chén nhỏ và nên uống vào bữa ăn.
  • Mỗi ngày chỉ uống 50 – 100ml, không nên dùng quá liều sẽ gây ảnh hưởng không tốt.
  • Cơ địa mỗi người khác nhau nên liều lượng sử dụng cũng sẽ khác nhau, vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Nhiều người mới uống ba kích tửu sẽ thấy vị hơi khó uống, để dễ uống hơn bạn nên ngâm kèm từ 1 – 2 thìa mật ong nhỏ, kỷ tử, táo đỏ…

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về công dụng, cách ngâm rượu củ ba kích chuẩn xác và những điều lưu ý kiêng kỵ khi sử dụng loại rượu này. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn tự tay ngâm cho mình bình rượu ba kích thơm ngon và bổ dưỡng nhé! 

 

Chọn đánh giá của bạn
Hình ảnh đính kèm(dưới 1MB)
    hiện tại chưa có đánh giá sản phẩm này
Tin cùng chuyên mục
Back to top