DMCA.com Protection Status

Nấm linh chi mọc ở đâu cho giá trị dinh dưỡng cao?

Nấm linh chi với những công dụng rất hữu ích của mình đang được nhiều người dùng quan tâm và là tâm điểm của các cuộc nghiên cứu về loài nấm này. Loại nấm này chủ yếu phân bố tại nhiệt đới châu Á, Châu Mỹ và châu Đại Dương. Ở Việt Nam tại các vùng rừng núi nhiệt đới được tìm thấy có đến 26 loài nhưng được nhắc đến 3 loài có giá trị cao cho sức khỏe như Linh Chi DT, Xích Chi, Hồng Chi được áp dụng đưa về nuôi trồng và sản xuất. Với việc phân bố rộng như vậy, thì loại linh chi mọc ở đâu có giá trị? Tại các vùng lạnh hay nóng? Tại các thân cây hay gốc cây gỗ? Bài viết này sẽ chia sẻ rõ ràng về tập tính của loài này. 

Cách nhận biết nấm linh chi:

Hình dáng:

 Nấm linh chi có dạng hình quả thận, hơi tròn và mặt trên có màu nâu đỏ, bên dưới màu trắng xám đục hặc màu úa nhẹ. Được cấu tạo bởi chất xơ của gỗ nên khi cầm bóp thử cảm giác tương đối cứng nhưng phần mặt trên có độ xốp hơn so với mặt dưới của tai nấm. Về cuống nấm còn tùy thuộc vào ánh sáng của nơi chúng mọc, tùy thuộc vào nguồn giống của loài độ dài của chúng từ 5- 30cm.

 

nam-linh-chi-moc-o-dau

Hình ảnh cây nấm linh chi đỏ Việt Nam được một nhân viên Hoàng Gia phát hiện tại cây gỗ mục.

 

nam-linh-chi-bi-moc

Khi đem về thái ra xem bên trong thì hầu như ẩm hoàn toàn, nhưng cây vẫn sống và phóng bào tử bình thường.

 

Về màu sắc:

Về cơ bản linh chi tự nhiên dễ dàng nhận biết thông qua sự phát triển dưới điều kiện nuôi trồng, nhưng đối với loại mọc ngoài thiên nhiên với môi trường khắc nghiệt thì lại là chuyện khác, với nhiều giống loài khác nhau, và còn chịu tác động bởi thời tiết và môi trường khác nhau nên dẫn đến màu sắc và hình dáng thay đổi nên việc nhận biết đối với người không chuyên sâu sẽ rất khó phát hiện và nhận ra linh chi.

Có một điểm dễ nhận biết hơn đó là trên tai nấm sẽ có viền trắng chạy xung quanh viền tai nấm hoặc có màu nhạt hơn bên trong tai nấm. hoặc khi những tai nấm trong giai đoạn hình thành, những nụ nấm  này nhú dạng nhỏ như những cây nấm sừng hươu của Hàn Quốc, có 2 màu rõ rệt đỏ sẫm và màu trắng hơi úa vàng, bên trên là màu trắng đục, đây là cây nấm đang phát triển, chưa trưởng thành có thể dễ phân biệt như vậy, còn cây đã trưởng thành sẽ vẫn là bài toán khó đối với những ai không chuyên về dòng nấm này, chưa kể bị tác động của môi trường bị sâu bệnh, mối mọt, bị mốc nên không thể nhận diện chính xác được.

 

nam-linh-chi-moc-o-dau

Nấm linh chi vàng (hoàng chi) đã bị mốc xanh do tác động của môi trường.

 

Về cách nhận biết cũng là phần khá phức tạp, khi tìm được cây nấm nào đó thì nên tìm hiểu và hỏi thông tin từ y bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm trong ngành để thẩm định, còn nếu tai nấm thật và tìm được thì cần kiểm tra xem nấm đó có bị mốc, mối mọt hay không để tránh tình trạng sử dụng không tốt cho sức khỏe.

Nấm linh chi mọc ở đâu có giá trị cao?

>>> Giá trị của linh chi được phụ thuộc vào dược chất nào? Cùng tìm hiểu các công dụng Nấm Linh Chi

- Sinh sống tại các khu rừng rậm ít ánh sáng và có mật độ cây cối dày đặc, độ cao từ vài tram mét cho đến 1500 mét. Phần để nuôi và duy trì cây nấm là hệ sợi của nấm này bám sâu vào gỗ mục hoặc đất liền, chúng có tập tính sinh sống trên các thân cây, gốc cây hoặc các cây gỗ già cỗi đã bị mục. Sinh sản bằng bào tử, có thành phần chức năng có mức độ dinh dưỡng cao gấp đôi so với thể quả.

- Thường thì để giống tự nhiên mọc lên thì cần đến độ ẩm và các gốc cây chủ yếu như cao su, nhãn, bồ kết, dầu mít, muồng đen, nghiến, gỗ lim,…Những cây này là điều kiện lý tưởng để chúng phát triển, tuy nhiên loại mọc ở cây gỗ lim đạt giá trị dinh dưỡng cao hơn cả. Về phân bố và sinh sản, cây nấm có thể mọc theo cụm hoặc đơn lẻ tùy vào nguồn dinh dưỡng tại khu vực nấm phát triển.

- Đối với những vùng lạnh, thời tiết mát như Đà Lạt cũng có giống nấm hồng chi (linh chi DT). Đặc biệt trong rừng tại Quảng Nam ta có thể bắt gặp được cây Nấm Lim Xanh, là một trong những loại có dược chất cao bậc nhất hiện nay, có diện tích tai nấm khá đa dạng có tai nấm chỉ nhỏ khoảng 2cm nhưng cũng có tai nấm có bề mặt lớn với đường kính 15cm. Ngoài ra vẫn có thể tìm thấy chúng ở các vùng rừng tây Bắc dọc theo các đường rừng núi.

- Được tìm thấy tại các thân cây dầu chết, mỗi đợt mọc trên các thân cây do loài cây chết cũng không nhiều nên linh chi rất hiểm là như vậy. Khi người bản xứ khai thác nấm ở khu vực đó thì đến khi khai thác lại sẽ dần ít đi và không thấy hẳn.

- Nấm tự nhiên mọc hầu hết ở các tỉnh vùng núi kéo dài từ Lào Cai đến LangBiang,...Tại các vùng núi đặc thù sinh sống là các gốc cây lim, các điểm có độ ẩm cao thì cây lim bị khai thác, nên ở khu vực đó thì trên các gốc hoặc phần thân cành của cây lim xanh còn sót lại sẽ mọc những cây nấm lim xanh vào mùa mưa.Các loại cây nấm lim xanh thì chủ yếu được thu hoạch và tìm kiếm tại các lâm trường Hương Sơn.

- Ở rừng Phú Quốc, chúng mọc trên xác cây dầu mít, cây dầu nước già cỗi bên bờ sông, bờ suối, loài cây mà đã quen thuộc với nhiều người nhưng đây không phải cây nào cũng có loại nấm này mọc lên. Theo kinh nghiệm thu hoạch của các dân cư khu vực gần đó thì hầu hết cây gỗ mà loại nấm này mọc mọc phải có vị trí thuận lợi giữa cái nóng và lạnh, hơi nước và ánh sáng đạt mức vừa đủ. Được thu hái từ các cây dầu mít ở Phú Quốc này hầu hết là các cây linh chi già cỗi, mặc dù hiếm hoi nhưng dược chất mang đến cho người dùng sẽ không đảm bảo là bao nhiêu vì hầu hết cây đã hóa gỗ và không còn giá trị dinh dưỡng của loài.

Hãy cùng nhìn ngắm các hình ảnh nấm linh chi ngoài thiên nhiên tuyệt đẹp này nhé!

 

nam-linh-chi-tu-nhien-rung-loai-tot

Một tai linh chi mọc trên tổ của chú chim rất tình cờ và kì diệu của mẹ thiên nhiên.

 

nam-linh-chi-rung-moc-o-dau

Còn viền trắng mọc trên thân cây gỗ ẩm.

 

cay-nam-linh-chi-tu-nhien

Không những thân cây gỗ mục nát, ngay cả những thân cây chúng vẫn phát triển.

 

nam-linh-chi-moc-o-dau-tot-nhat

Nơi sinh sống của chúng rất đa dạng.

 

nam-linh-chu-tu-nhien-moc-o-dau

Những cây linh đang trong quá trình phát triển từ thiên nhiên khắc nghiệt trông rất đẹp mắt.

 

Quá trình nghiên cứu và đưa vào nuôi trồng:

Chính nhờ những công dụng to lớn cùng sự quý hiếm của loại nấm dược liệu na nên số lượng linh chi tự nhiên hiện nay còn rất ít. Hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như áp dụng các phương pháp nuôi trồng mới, một số loài đang được đưa vào nhân giống.

Hiện nay tại Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản người nuôi trồng chủ động nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giả thể dùng để làm thuốc, các giả thể là 1 khúc gốc cây được chon dưới đất và được cấy giống linh chi vào đó và chăm sóc. Từ lâu đã có rất nhiều trường hợp thử nghiệm, gây giống và trồng theo nhiều thể thức mới nhưng không thành công, đến năm 1971, hai nhà bác học người Nhật naoi và Kasai mới thực hiện thành công trong việc cấy giống nên người ta mới có thể tìm hiểu và nuôi trồng chúng theo qui mô lớn để cung cấp cho người dùng. Từ đó linh chi mới có thể trồng theo kiểu nông trại và được sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là theo kiểu tìm kiếm khó nhọc và ít ỏi số lượng nấm như trước nữa. Ngày nay nông sản mỗi năm sản xuất được khoảng 4.300 tấn, riêng tại đất nước Trung Quốc đã nuôi trồng đến 3.000 tấn, còn lại là các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indo,…Nhật Bản tuy là người đi đầu và tìm ra cách nuôi trồng linh chi nhưng sản xuất mỗi năm khoảng 500 tấn, đứng sau con số to lớn của Trung Hoa vì lí do tại Trung Quốc diện tích đất nuôi trồng rộng lớn hơn rất nhiều và được nuôi theo qui mô và cây giống sinh trưởng với tốc độ cao hơn so với các nước khác.

>>> Có thể bạn quan tâm bài viết: Nấm linh chi bảo quản như nào?

Chọn đánh giá của bạn
Hình ảnh đính kèm(dưới 1MB)
    hiện tại chưa có đánh giá sản phẩm này
Tin cùng chuyên mục
Back to top