Sâm đương quy - thực phẩm vàng cho cả sức khỏe và sắc đẹp
Sâm đương quy được coi là một trong những thảo dược quý hiếm rất tốt cho sức khỏe được ứng dụng trong các bài thuốc cổ xưa. Nếu là dân nghiện rượu thì không thể bỏ qua loại sâm đương quy ngâm rượu để bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Do đó, tham khảo bài viết này của Thảo Dược Hoàng Gia để biết được công dụng, lợi ích cũng như cách thức ngâm đạt chuẩn chất lượng nhé!
-
Nguồn gốc của sâm đương quy ngâm?
Sâm đương quy hay tần quy là một loại dược liệu quý bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1960. Người dân ta chủ yếu trồng loại thảo dược này tại các tỉnh miền núi có địa hình cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Lai Châu, Đà Lạt. Chúng có tuổi thọ lâu năm, cây trưởng thành thân cao từ 40 đến 80cm, vào mùa thu, cây nở thành chùm hoa màu trắng nhạt và đơm trái nhỏ sau mùa hoa. Phần thân cây hình trụ, màu tím có các phiến lá thon dài và gần như không có cuống, bẹ lá ôm vào cây.
Đặc biệt, phần có giá trị cao nhất là củ và rễ cây đặc biệt, cây càng lâu năm giá trị dinh dưỡng càng cao người ta gọi là sâm quý. Người dân bắt đầu thu hoặc chúng sau 4 năm nuôi trồng và thời điểm thích hợp kết thúc vụ mùa này là tháng 9, tháng 10.
-
Phân loại sâm đương quy được thu mua để ngâm rượu
Sưu tầm rượu là một trong những thú vui của cánh mày râu đặc biệt các loại rượu hạng sang. Đến với loại sâm đương quy ngâm rượu thì không ai có thể bàn cãi được chất lượng bởi sản phẩm làm thỏa mãn thú vui nhâm nhi tinh hoa trời đất. Vì vậy, các loại sâm này được rất nhiều dân chơi mua về. Do đó, nếu bạn có ý định chọn mua không thể bỏ qua các loại sau:
2.1. Sâm đương quy tươi
Sâm đương quy tươi chính là loại vừa được thu hoạch xong và đem đi ngâm rượu. Hàm lượng dưỡng chất của loại này rất cao và vẫn còn nguyên giá trị tinh hoa trời đất vì chưa bị hao mòn do để đã lâu. Tuy nhiên, để có thể có được chúng thường rất khó, nếu bạn không phải dân địa phương của vùng chuyên trồng sâm đương quy mà là những người dân tỉnh xa bởi do quá trình vận chuyển sẽ khó bảo quản được cây luôn tươi.
2.2. Sâm đương quy khô
Sâm đương quy khô hoàn toàn thích hợp cho các vị khách xứ lạ bởi nó dễ bảo quản và tiện dụng. Quy trình để hoàn thành đóng gói cho sâm đương quy khô diễn ra trong nhiều ngày, vì sau khi thu hoạch phải đem đi hong khô dưới ánh nắng.
2.3. Sâm đương quy rừng
Sâm đương quy rừng mọc tự nhiên nên đa số đều là các cây lâu năm và có giá trị dinh dưỡng rất cao nên giá thị trường của sâm rừng rất đắt đỏ. Do đó, khi mua khách hàng nên cẩn thận để khỏi bị tráo hàng, làm giả.
-
Công dụng của sâm đương quy ngâm rượu
Đã từ lâu, sâm đương quy ngâm rượu đã trở thành bài thuốc đông y gia truyền trị nhiều bệnh lý, bồi bổ sức khỏe cho cả nam giới và nữ giới bởi chúng chứa giá trị dược tính cao và phần rễ được coi là tinh hoa dinh dưỡng của cây khi chứa đến 0,26% tinh dầu. Điều đó được thể hiện qua các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong cây như coumarin, axitamin, sterol,.. và đặc biệt các loại vitamin khác như B12. Nếu ai nói, uống rượu không tốt cho sức khỏe thì sai lầm hơi lớn đặc biệt khi đối chiếu với công dụng của sâm đương quy.
Theo y học cổ truyền, hàm lượng tinh dầu của sâm đương quy có thể ngăn chặn cao huyết áp, hỗ trợ tuần hoàn máu. Nhờ có các hoạt chất này, người dùng sản phẩm giảm khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Bên cạnh đó, loại thảo dược này có tính kháng khuẩn cao, giúp nâng cao sức đề kháng, kích thích sản sinh kháng thể có lợi tốt cho hệ miễn dịch, làm dịu các cơn đau thắt ngực, viêm phế quản, viêm họng.
Đặc biệt người ta còn phát hiện sâm đương quy rất tốt cho sinh lý của nam giới nên chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng trở thành dược liệu rượu ngâm phòng thân của cánh mày râu.
Với một tên gọi khác là “nhân sâm cho phụ nữ ” nên loại dược liệu đi liền với các loại thuốc cân bằng nội tiết tố cải thiện triệu chứng tắt kinh, rối loạn kinh nguyệt giúp chu kì của chị em luôn diễn ra đều đặn, giảm các cơn đau bụng thường xuyên diễn ra trong thời gian này. Và nó cũng được điều chế thành các sản phẩm chức năng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, đánh bay nám, tàn nhang cho da mịn màng.
Người ta còn phát hiện, trong sâm đương quy ngâm rượu còn chứa vitamin B12, acid folic, Ligustilide, N-butylphthalide tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng thiếu máu, bổ huyết giảm đau đầu, chóng mặt, hay quên, mất ngủ, tóc bạc sớm nên đây được coi là bạn của người già.
3. Cách ngâm rượu bằng sâm đương quy
Rượu được ngâm bằng sâm đương quy có mùi vị đắng, ngọt, cay hòa trộn hương vị của rượu và mùi của thảo dược nên rất nhiều người luôn cất giữ chúng như một bảo bối, đến dịp nào đó lại lôi ra để nhâm nhi, khoe bạn bè và người thân. Nhưng làm sao để đạt chuẩn hương vị thuần túy xứng tầm với rượu hảo hạng, thì bạn không thể bỏ qua cách ngâm dưới đây:
3.1. Sâm đương quy tươi ngâm rượu
Với sâm đương quy tươi bạn có thể thực hiện theo cách sau:
Đầu tiên, hãy chuẩn bị : 1 cân sâm đương quy tươi và 5 lít rượu có nồng độ 37 đến 45.
Về phần sâm đương quy, hãy rửa sạch để loại bỏ hết đất cát ở rễ và đem đi hong dưới nắng một ngày. Dùng một bình thủy tinh cho củ sâm vào và trực tiếp đổ rượu, ủ trong vòng 3 tháng là bạn có thể được thưởng thức mỹ vị nhân gian.
3.2. Sâm đương quy khô
Nguyên liệu: 1 cân sâm đương quy khô, củ già ít nhất hơn 4 tuổi và rượu nếp ngon từ 4-12 lít và không thể thiếu bình thủy tinh.
Cách thực hiện:
Bước 1: rửa sạch loại bỏ bụi bẩn.
Bước 2: để ráo nước và phơi ngoài trời nắng dịu nhằm triệt tiêu vi khuẩn trong sâm đương quy và giúp sâm thơm mùi nắng.
Bước 3: Xếp sâm đương quy vào bình và đổ rượu ngập hết đầu. Bịt kín để hơi rượu không bị thoát ra ngoài.
Lưu ý: ngâm trong vòng từ 6 tháng trở nên, để rượu thơm chuẩn hảo hạng. Không nên cất rượu ở nơi ẩm ướt, nên lựa chọn vị trí khô thoáng và tránh ánh nắng mặt trời.
-
Sử dụng đương quy ngâm rượu sao cho đúng cách?
Sâm đương quy ngâm rượu được coi là thuốc bổ sức khỏe tốt cho cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta nạp quá nhiều trong một ngày. Giới hạn đặt ra tối đa là 50ml, mỗi lần chỉ một ly nhỏ tầm 25 hoặc 30ml. Không nên uống khi đói, nên dùng trong các bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Đặc biệt, đối với các bệnh nhân có bệnh lý nền hạn chế sử dụng vào buổi tối, trước khi đi ngủ vì có thể gây cảm giác bồn chồn, trằn trọc, mất ngủ hoặc cân nhắc khi sử dụng. Bởi rượu sâm như con dao hai lưỡi, bạn không thể chắc chắn nó sẽ hợp với mình nếu đang có một nhân tố tác động bên trong như huyết áp cao, xơ vữa động mạch.
Sâm đương quy ngâm rượu càng giàu dinh dưỡng nếu bạn chọn được củ rừng, lâu năm cũng như biết cách ngâm rượu. Hy vọng qua bài viết này bạn biết thêm được lợi ích, công dụng của chúng. Nếu như là người nghiện rượu nhưng lại sợ các loại thông thường không tốt cho sức khỏe thì hãy cân nhắc khi sử dụng sâm đương quy nhé!