DMCA.com Protection Status

Cam thảo và những điều cần biết về tác dụng

Cam thảo được nhiều người biết đến bởi chúng có vị ngọt mát, luôn được dùng kèm khi uống với nấm linh chi, nấm vân chi. Nhưng ít ai biết được cam thảo cũng có những tác dụng thần kỳ. Cam thảo có những thành phần gì? Được dùng như thế nào? Những ai nên sử dụng cam thảo? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! https://linhchihoanggia.com/

 

cam-thao

 

Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về loại dược liệu nổi tiếng của Đông Y.

 

 

1. Đặc điểm chung của cam thảo

 

Mô tả hình dáng cây cam thảo

Cam thảo còn có tên gọi khác là cam thảo đất, cam thảo nam, dã cam thảo. Cam thảo bắc sống lâu năm, có thân cây nhỏ, rễ mọc ngầm sâu bên trong dài khoảng 2m, phần thân cây phía trên mọc lan bám vào các cây trên mặt đất cao khoảng 1m. Lá cây nhỏ, mọc kép, hoa màu tím nhạt thành chùm. Cam thảo bắc được trồng nhiều ở Trung Quốc. Hiện nay cũng được trồng trên một số khu vực của nước ta nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên chúng ta vẫn phải nhập từ Trung Quốc.

Cam thảo nam có lá mọc đối hoặc mọc tròn, lá của chúng nhỏ có nhiều khía giống cánh chim, mép lá có viền răng cưa, màu xanh thẫm. Thân cây cao khoảng 70 phân, thân nhỏ, trên thân mọc nhiều cành nhỏ. Chúng có hoa nhỏ, màu trắng, có rễ cọc, quả màu nâu đen. ăn vào có vị the đắng nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy có vị ngọt thanh. Với khí hậu như ở nước ta thì loại dược liệu này dễ dàng sinh sống và phát triển.

Đối với cam thảo nam thì bạn có thể thu hoạch vào các tháng trong năm nhưng riêng cam thảo bắc thì phải sau 3 tới 4 năm thì mới có thể thu hoạch được.

Thành phần có trong cam thảo

- Saponin

- Glycyrrhizin

- Đường

- Tinh bột

- Gôm, nhựa, flavon và vitamin C

Đây đều là các thành phần hỗ trợ điều trị cần thiết trong các đơn thuốc bởi nó chứa tới 23% Glycyrrhizin, estrogen steroid rất tốt cho nội tiết nữ.

 

cam-thao

 

 

2. Cam thảo có tác dụng gì?

 

a.Hỗ trợ điều trị loét dạ dày.

Khỏi phải nói ai bị dạ dày rồi mới thấu hiểu những cơn đau quằn quại, cảm giác nôn nao, người thấm đẫm mồ hôi, ăn uống không ngon miệng…thì nay bạn hoàn toàn yên tâm khi dùng cam thảo điều trị. Hoạt chất flavonoid sẽ ức chế vi khuẩn HP gây loét dạ dày một cách hiệu quả.

b.Hiệu quả trong điều trị các bệnh về hô hấp.

Thay đổi thời tiết là điều thực sự khó chịu với những ai bị hen suyễn và nếu bạn có con nhỏ mà bé con bị viêm họng hay viêm phế quản không muốn dùng tới kháng sinh thì cam thảo là lựa chọn đầu tiên đảm bảo tiêu chí an toàn, hiệu quả.

c.Tăng khả năng miễn dịch, chống viêm.

Theo nhiều nghiên cứu được làm thí nghiệm trên chuột bạch thì Glycyrrhizin và các acid có tác dụng giúp các vết thương giảm sưng tấy, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn các loại virus tấn công.

d.Bảo vệ tim mạch.

Sử dụng cam thảo thường xuyên có tác dụng kiểm soát tốt lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn chặn xơ vữa động mạch, tránh được bệnh nhồi máu cơ tim, giúp tim khỏe mạnh.

 

3. Các cách sử dụng cam thảo phát huy tác dụng hiệu quả:

 

a.Các dạng chế biến:

Bất kì bộ phận nào của cam thảo cũng đều sử dụng được. Đối với cam thảo nam thì thu hoạch quanh năm. Còn đối với cam thảo bắc thì chúng ta chỉ thu hoạch vào mùa thu. 

Đầu tiên, chúng ta nên thu hái hết phần lá, thân trên. Phần rễ được đào lên, ngâm rửa sạch đất, sắp đều và thái khúc phơi héo. Cam thảo còn được chế biến theo các dạng: 

- Chích cam thảo: nghe thì khá khó hiểu nên bạn chỉ cần nghĩ đơn giản như thế này, đó là những cam thảo được phơi khô sẽ được tẩm với mật ong rồi lại được sao vàng và có mùi thơm là đạt yêu cầu.

- Bột cam thảo:lấy phần vỏ của cam thảo đã được phơi khô và nghiền mịn.

- Phấn cam thảo:Bạn sẽ không ngờ chỉ là cam thảo thôi mà có nhiều cách chế biến đến vậy. Để làm phấn cam thảo thì chúng ta chỉ việc lấy những miếng cam thảo được phơi khô ngâm rượu khoảng 1 tiếng rồi vớt ra phơi khô.

b.Các cách sử dụng:

- Làm đẹp da

“Nhất dáng, nhì da”, là phụ nữ ai cũng mong muốn mình sở hữu làn da mịn màng, trắng hồng. Cam thảo sẽ giúp bạn biến ước mơ đó thành hiện thực với vài bước chuẩn bị và thực hiện đơn giản như sau:

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 4 thìa bột cam thảo, 4 thìa cà phê sữa tươi không đường, 1 thìa cà phê mật ong, 4 thìa bột nấm linh chi và một quả dưa chuột để lấy nước ép. 

Cách thực hiện như sau:trước hết, làm sạch da với nước sạch, tiếp theo bạn trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị cho thật nhuyễn rồi dùng cọ xoa đều lên da mặt. Vừa xoa vừa kết hợp với mát xa để da được thẩm thấu một cách tốt nhất các dưỡng chất. Sau 20 phút thì rửa sạch với nước ấm. Kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy làn da được cải thiện rõ rệt.

- Chữa cảm cúm, ho

Thời tiết giao mùa, cơ thể chúng ta rất dễ mẫn cảm và việc bị cảm cúm, bị ho là không thể tránh khỏi. Lúc này đây, bạn chỉ cần 15 gam cam thảo nam kết hợp, 15 gam rau diếp cá, kim ngân hoa để sắc nước uống hàng ngày. Hiệu quả mà không phải sử dụng kháng sinh.

 

cam-thao

 

- Chữa đau răng

Cái răng cái tóc là gốc con người, chính vì thế khi bị sâu răng thì cả hàm nhai của bạn dường như không muốn hoạt động. Đau nhức óc, đau tê tái là cảm giác đáng sợ nhất nếu chẳng may bạn bị sâu răng. Để giảm cơn đau thì bạn có thể hãm lá cam thảo nam để ngậm song song với nước muối. 

- Chữa mề đay

Với bệnh mề đay này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn ba cách đơn giản sau:

- Cách 1:  Cam thảo đất 18g, cát căn 14g, thổ phục linh 17g, tía tô 13g, ngân hoa 8g, liên kiều 14g bạch chỉ nam 15g, củ đợi 10g, lá đinh lăng 14g, biển đậu 14g, hoài sơn 10g, sài hồ 13g, lá bồ công anh 15g. Sắc cô đặc chia uống trong ngày.

- Cách 2: Cam thảo đất 25g, kinh giới 12g, ngải diệp 14g, thổ phục linh 16g, đậu đen (sao cho thơm) 16g, sài hồ 16g, bạch chỉ bắc 15g, quả dành dành 12g, lá đơn đại hoàng 10g, quế chi 3g, hoa hòe (sao) 14g. Bạn cho 4 bát nước và sắc đặc lại lấy 3 bát chia uống đều trong ngày.

Cách 3: Cam thảo đất 20g, lá và cây ngũ sắc 14g, cây kinh giới 18g, lá vông 13g, lá dâu 8g, lá đinh lăng 22g, lá khổ sâm 19g. Đun sôi kĩ dùng để tắm để ngăn chặn nhiễm trùng, làm khô vết thương.

Nói chung việc chữa bệnh theo phương pháp đông y thì hiệu quả sẽ dần dần chứ không thể ngày một ngày hai mà thấy được và quan trọng hơn đó là để đạt được hiệu quả cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là cơ địa của mỗi người, lối sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống phải lành mạnh, cân bằng. Chính vì thế mà bạn cần bình tĩnh, tránh nôn nóng. Những bài thuốc này là một trong số ít những bài thuốc từ cam thảo, bạn có thể tham khảo thêm ở một số cơ sở uy tín khác. Trước khi điều trị cần phải được tư vấn kĩ càng, chi tiết từ bác sĩ.

 

4. Nấm linh chi kết hợp với cam thảo:

 

Như bạn cũng biết đấy, nấm linh chi là một loại dược thảo quý hiếm nhưng có vị đắng nên đối với số người thì thật khó uống. Vì thế mà được kết hợp sử dụng cùng với cam thảo không chỉ tăng cường tác dụng cho sức khỏe mà còn có vị thơm ngon, dễ uống. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số cách sử dụng kết hợp giữa cam thảo và nấm linh chi:

a.Hãm trà:

Cách thực hiện này khá đơn giản, chỉ cần mỗi ngày bạn thực hiện những bước sau:

Cho vài lát nấm linh chi vào 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất được tiết ra. Tiếp theo, lấy nước đó ra và cho 3 lát cam thảo vào ngâm trong khoảng 10 phút rồi thưởng thức. Nước có vị the đắng ngọt thanh rất dễ uống.

b.Nghiền mịn cam thảo và nấm linh chi để pha nước uống:

Với cách này thì bạn có thể nghiền riêng từng loại rồi mỗi lần uống bạn dùng thìa cà phê để đong lượng phù hợp rồi pha nước nóng. Hoặc bạn cũng có thể đong liều lượng nghiền hỗn hợp với nhau và mỗi lần uống bạn không phải mất thời gian tính xem đã được chưa. thời gian dùng được là khoảng 20 phút sau khi hãm.

 

 

nam-linh-chi

Nấm linh chi kết hợp cùng cam thảo tạo tiền đề cho sức khỏe.

 

 

5. Những lưu ý khi sử dụng cam thảo?

 

a.Tác hại của cam thảo:

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận thì cam thảo cũng có những tác hại nho nhỏ. Như bạn cũng biết đấy, khi sử dụng bất kì đơn thuốc nào bạn cũng cần được tư vấn kĩ càng, chính vì thế không nên tự uống cam thảo bởi nếu uống cam thảo trong thời gian dài thì thực sự không tốt. Nếu bạn uống nước cam thảo đặc dễ gây tăng huyết áp, lượng kali trong máu bị giảm, người dùng dễ dẫn đến việc xương khớp không linh hoạt, yếu ớt…

Thông thường thì chúng ta thường có thói quen uống nhân trần vào mùa hè với mục đích là giải nhiệt, mát gan nhưng nếu đọc các thông tin sau thì chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ. Nhân trần hoàn toàn tốt nhưng nếu kết hợp với cam thảo thì hai thứ này sẽ đào thải lợi ích của nhau bởi nhân trần đào thải độc tố, giải nhiệt còn cam thảo thì giữ nước. Chính điều này dễ khiến người sử dụng mắc bệnh tăng huyết áp.

b.Những ai không nên sử dụng cam thảo?

Những phụ nữ mang thai và đang cho con bú đều không nên sử dụng cam thảo. Bởi nếu sử dụng cam thảo thì lượng sữa tiết ra sẽ ít. Cùng với đó các chất dinh dưỡng sẽ được đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu, bé con sẽ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng. Đối với phụ nữ đang mang thai thì gây ra hiện tượng sinh non hoặc khó sinh.

Bệnh nhân bị loét dạ dày, cao huyết áp thì việc sử dụng cam thảo là điều cấm kỵ. Ngoài ra thì những người bị táo bón, bị rối loạn tiêu hóa, khó thở cũng không nên sử dụng cam thảo.

Nam giới khi sử dụng cam thảo nhiều và trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng bất lực.

Trước khi sử dụng cam thảo, bạn nên cân nhắc kỹ càng và hơn hết cần sự tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm.

Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, vì thế cho dù ở bất cứ độ tuổi nào thì việc sử dụng dược liệu, thể dục thể thao, chế độ sinh hoạt lành mạnh là điều thiết yếu để cơ thể trở nên mạnh khỏe, dồi dào năng lượng.

Chọn đánh giá của bạn
Hình ảnh đính kèm(dưới 1MB)
    hiện tại chưa có đánh giá sản phẩm này
Tin cùng chuyên mục
Back to top