Cách Chế Biến Nấm Rơm và các thông tin cần thiết

Nấm rơm là một trong những loại nấm ăn phổ biến ở Việt Nam hiện nay, với bài viết này Thảo Dược Hoàng Gia hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông về nấm rơm cũng như các công thức nấu các món ăn từ nấm rơm một cách cụ thể nhất, cùng xem qua bài viết này nhé!

Nấm rơm là gì?

Nấm rơm hay nấm mũ rơm, còn được biết với các tên gọi khác như nấm mũ, nấm rạ, có tên khoa học là Volvariella volvacea. Nấm mũ rơm là một loại thuộc dạng nấm đen có giá trị kinh tế cao bởi các dinh dưỡng mà chúng có được. Loại nấm này phân bố phổ biến tại Châu Á, trong đó có tại các làng quê nước ta là phổ biến. Trong các bữa cơm của người Việt từ Bắc vào Nam nấm rơm đã không còn xa lạ với người dùng nữa.

Nấm rơm sinh sống tự nhiên thường mọc đơn lẻ, hoặc từng chum tại những lớp rơm rạ bị ẩm ướt. Tại đây chúng phát triển tương đối ổn nhưng để loại cây này phát triển tốt nhất đó là những nơi có nhiều mùn, mùa mưa ẩm ướt và không khí nóng.

Nấm rơm nuôi trồng ở giai đoạn đầu tiên nằm trong bịch phôi sẽ có hình trái trứng, lâu dần khi phát triển hình thể chúng có hình dạng mũ nấm, phá vỡ lớp bao và vươn ra ngoài. Khi nấm bắt đầu có mũ là giai đoạn chúng phát triển nhanh nhất,

Về màu sắc mũ nấm rơm có màu nâu đen, thân nấm ngắn và tròn, cuống nấm ngắn, trong thịt nấm màu trắng sáng và hơi phình to dạng đặc thịt.

 

nam-rom

 

Nấm rơm có mấy loại?

Nấm rơm được chia theo 2 loại chính đó là nấm nuôi trồng và nấm tự nhiên.

Do nhu cầu ngày càng cao nên nấm tự nhiên không thể nào cung ứng đủ cho thị trường chính vì thế việc nuôi trồng nấm là một yếu tố cần thiết để cung cầu cho thị trường, hiện nay phần lớn nấm ăn đều là nuôi trồng, về dưỡng chất và hương vị cũng không khác so với loại nấm thiên nhiên, chính vì thế khi chọn mua cũng không cần quá quan tâm đến việc nuôi trồng hay tự nhiên so với các loại nấm khác.

Trong nấm rơm có những thành phần dinh dưỡng nào?

Hàm lượng dinh dưỡng trong loại nấm này rất đa dạng, theo các thông số nghiên cứu y học thì cứ 100g sẽ có các dưỡng chất như:

Đối với nấm khô:

•             Chất đạm gồm: 20 – 35g

•             Chất béo gồm: 2,0 – 4,5g

•             Chất bột đường khoảng: 20g

•             Chất xơ

•             Các Vitamin và Canxi, Sắt, Photpho,...

•             Calorie 31.

Đối với nấm tươi:

•             Đạm 3,6%

•             Chất béo 0,3%

•             Chất đường 3,2%

•             Chất xơ 1,1%

•             Tro 0,8%

•             Ca 28mg%

•             Các Vitamin A,B,C,D,P,...

•             Lượng nước 90%

Với các dưỡng chất dồi dào nấm mũ rơm không những là món ăn ngon mà còn mang lại nhiều dưỡng chất cho người dùng, nó sẽ biến thành các loại “thực phẩm chức năng” hữu hiệu cho cơ thể con người.

 

nam-rom-tu-nhien-va-nuoi-trong

 

Công dụng của nấm rơm:

Nấm rơm có khả năng ngừa ung thư:

Trong loại nấm này có các protid dị chủng mang lại khả năng ngăn ngừa các khối u ác tính hiệu quả. Vì thế, việc bổ sung nấm mũ rơm vào các món ăn hằng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc phòng chống ung thư.

Nấm mũ rơm có vị ngọt đặc trưng rất đặc biệt, ngoài ra nấm có khả năng như: tiêu thực, giảm nồng độ cholesterol, hạ nhiệt. Hiện nay có một số người dùng lấy nấm rơm kết hợp với một số loại dược liệu thiên nhiên khác để chế biến thành các loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả.

Nấm rơm chữa bệnh liệt dương:

Bệnh liệt dương đang ngày trở nên phổ biến hiện nay, việc sử dụng loại nấm này sẽ là phương thuốc điều trị hiệu quả, kết hợp xào với thịt ếch, dùng khi còn nóng, có khả năng hữu hiệu giúp lưu thông máu tại dương vật và kích dục cực hiệu quả.

Trong loại nấm này có chứa rất nhiều các dưỡng chất quan trọng như đã được nêu trên, tại Việt Nam, chúng được ưa chuộng bởi giá thành rẻ cũng như ăn ngon miệng, dễ kết hợp nấu nướng, những người thường chọn nấm khi còn ở dạng trứng để ăn được thơm và dai hơn.

Nấm rơm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch:

Theo các nhà khoa học tại Nhật và Hoa Kỳ, trong nấm mũ rơm có chứa các chất đường đa Polysaccharide giúp phát triển các tế bào lympho hiệu quả, gia tăng sự hoạt động của tế bào lympho T và lympho B, làm tăng cường thêm sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các nguy hiểm.

Nấm rơm mang lại hiệu quả tốt với hệ tim mạch:

Khi sử dụng trong mỗi tuần có khả năng giúp làm giảm đi lượng oxy tiêu thụ, tăng cường máu họat động tại mạch vành, loại bỏ tình trạng thiếu máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Cùng với đó chúng có công dụng điều chỉnh lipid máu, giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong huyết thanh, giúp làm giảm huyết áp cực kì hiệu quả.

7 Món Ngon Từ Nấm Rơm làm tại nhà:

1.        Nấm Rơm Xào Gà:

cach-che-bien-thit-ga-xao-nam-rom

 

Chuẩn bị:

•             thịt gà 300 gam

•             nấm rơm 200 gam

•             cà rốt 1 củ nhỏ

•            Sả, hành khô, ớt,...

•             Gia vị: Nước mắm, bột nêm, muối, hạt tiêu.

Thực hiện:

•             Sơ chế thịt gà, rửa sạch với nước muối và thái thành những miếng vừa ăn.

•             Cho thịt gà vào tô cùng với sả đã băm nhuyễn (1 thìa), hạt nêm (1 thìa) cùng với hành, ớt, nước mắt, hạt nêm vừa đủ khẩu vị.

•             Nấm rơm nên chọn các loại nấm còn búp thì sẽ ngọt nước hơn. Nấm cần sơ chế sửa qua nước sau đó để ráo, không cần rửa quá kĩ vì nấm khi mua tương đối sạch.

•             Cà rốt gọt vỏ, thái ngang thành từng khúc vừa ăn.

•             Đặt chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào và bật lửa cho đến khi dầu nóng bắt đầu cho hành tím vào phi lên và cho cùng với thịt gà xào cho đến khi săn thịt lại.

•             Tiếp theo cho 4 chén nước vào nồi rồi tiếp tục đun sôi, sau khoảng 40 phút để gà có thể chín. Thêm các gia vị cần thiết như đã chuẩn bi như ớt, nước nắm, đường, sao cho vừa khẩu vị của gia đình bạn là được, tiếp theo cho cà rốt đã thái lát vào và nấm đun cho đến khi cà rốt nhừ thì tắt bếp.

 

2. Canh nấm rơm xào:

canh-nam-rom-nau-nhu-nao

 

Chuẩn bị:

•             nấm rơm 300 gr

•             đậu hũ 3 miến

•             Giá đỗ, lá hẹ ( vừa đủ cho bữa ăn )

•             Một ít gừng cho thơm

•             Gia vị thường dùng như: dầu ăn, bột nêm, nước tương, ớt, muối, tiêu xay.

Thực hiện:

•             Đầu tiên cần một chiếc nồi có kích thước vừa đủ, cho dầu vào và bật lửa cho đến khi dầu nóng thì đổ nấm và gừng thái sợi vào, kèm 1 ít nước xào cho đến khi chín vừa tới thì nêm nếm các gia vị như muối, tiêu, nước tương, ớt.

•             Tiếp tục đun thêm 700ml nước vào nồi đang xào, thả đậu hũ vào nước.

•             Chờ đến khi nước sôi lên thì cho giá và hành vào đảo đều lên.

•             Cho phần canh ra một tô đựng canh, rắc lên trên một ít tiêu bột, ngò rí tạo cảm giác hấp dẫn. Canh nấm dùng khi nóng ăn liền và dùng làm bữa ăn phụ rất thơm ngon.

3. Cháo nấm rơm:

chao-nam-rom

 

Chuẩn bị:

•             Nấm 500g

•             2 quả Su su, cà rốt 1 củ.

•             cải trắng 1 củ

•             đậu hủ sống 3 bìa

•             bắp cải 200g

•             củ kiệu sống 10g

•             gạo trắng 1 lon

•             Muối, dầu ăn, ngò, đường, bột ngọt, tiêu.

Thực hiện:

•             Cà rốt, củ cải, su su, bắp cải sơ chế rửa sạch và gọt vỏ, thái lát thành miếng và đem hầm với 2,5 lít nước. Hầm khoảng 1 tiếng, bắc nồi hầm xuống, vớt bỏ xác ra, lấy nước chiết xuất để nấu cháo.

•             Cắt đậu hũ ra từng miếng nhỏ vuông cạnh 2cm, dày 0,5cm đem chiên giòn vàng.

•             Nấm rơm sơ chế cắt bỏ phần dơ, cạo sạch, đem ngâm với nước muối, rửa lại cho sạch và để ráo.

•             Củ kiệu lột sạch những lớp bị dơ, cắt mỏng.

•             Bắc chảo lên bếp, đổ vào 3 muỗng súp dầu ăn và đun cho nóng. Dầu nóng thả củ kiệu vào phi vào, đến khi thơm thì đổ đậu hủ đã chiên rồi vào chảo, nêm ít muối, xì dầu, đường, tiêu xào vào thấm đậu hũ. Trút nấm vào xào tiếp tục cho đến khi chín thì bắc chảo xuống.

•             Cháo sau khi đã được nấu chín nhừ với nước hầm rau củ, đổ hết hỗn hợp đồ xào vào nồi cháo, nêm thêm ít bột ngọt, nêm lại cho vừa ăn. Cháo nên nấu loãng, để đặc ăn sẽ không ngon.

•             Múc cháo ra tô, rắc tiêu, ngò cho thơm. Nhớ là nên ăn khi cháo còn nóng để đảm bảo thơm ngon nhé.

 

4. Nấm Rơm Xào thịt bò:

/cach-che-bien-thit-bo-xao-nam-rom

 

Chuẩn bị:

•             Thịt bò: 150g.

•             Cà rốt: 1 củ nhỏ

•             Nấm rơm: 100gr

•             Nấm trâm vàng khoảng: 100gr

•             Hành lá, cần tây, rau mùi: 100gr

•             Ớt sừng đỏ: 5 trái cỡ vừa

•             Hành tây khoảng: 1 củ nhỏ

•             Gia vị: Hành khô, dầu ăn, tỏi, hạt nêm, tiêu, ớt bột, nước mắm, bột ngọt.

Thực hiện:

•             Thịt bò rửa qua với muối, để ráo, thái miếng mỏng.

•             Nấm rửa sạch, cắt bỏ phần chân, phần bị hỏng, ngâm nước muối khoảng 15 phút rồi bổ đôi, cây nấm bé thì nên để nguyên cây.

•             Cần tây rửa sạch sau đó thái từng đoạn dài khoảng 4 cm.

•             Tỏi đập dập, thái nhuyễn và phi thơm rồi cho bò vào xào với lửa lớn, nêm thêm chút muối canh.

•             Thịt bò xào tái. Sau đó thì cho nấm, cần tây đã sơ chế vào xào cùng, thêm muối bột canh cho vừa khẩu vị.

•             Nấm và cần tây khi đã chín hẳn, tắt bếp và rắc chút hạt tiêu lên cho thơm và thêm phần hấp dẫn!

5. Nấm Rơm Xào chay:

nam-rom-xao-rau-cu-chay

 

Chuẩn bị:

•             50g chả chay

•             100g đậu hủ

•             200g nấm rơm

•             1 củ cải

•             1 củ cà rốt

•             100g đậu đũa

•             50g bắp non

•             Tỏi và hành đã băm nhuyễn.

•             Gia vị: nước tương, hạt nêm rau củ, đường, dầu ăn, tiêu xay

Thực hiện:

•             Các rau củ sơ chế rửa và làm sạch, cắt khúc từng miếng sao cho vừa ăn. (có thể tỉa hoa tùy thích).

•             Cắt chả thành các miếng vừa ăn.

•             Cho dầu vào chảo (nồi) đun đến khi dầu nóng bỏ hành tím, tỏi phi thơm tỏi và hành tím, tiếp tục cho cà rốt và củ cải vào xào.

•             Vài phút sau cho thêm đậu đũa và bắp non vào, nêm ít hạt nêm kèm với nước tương. Sau đó ta đậy nắp bật lửa lớn, cho các loại rau củ mềm dần và thấm gia vị.

•             Chông chừng liên tục trong quá trình xào, ủ nắp thì nhớ mở nắp dùng đũa đảo đều rau củ và kiểm tra. Khi rau củ gần mềm ta cho tiếp đậu hũ và nấm vào xào thêm khoảng 5 phút nữa cho đến khi nấm chín và đậu hủ thấm các gia vị ta cho chả vào sau cùng. Dùng đũa trộn nhẹ cho chả thấm gia vị, không nên đảo mạnh tay vì có thể làm cho chả bị nát, vài phút sau ta tắt lửa và rắc tiêu lên trên.

•             Ăn cùng với nước tương rất hợp.

6. Nấm rơm kho thịt ba chỉ:

cach-che-bien-thit-kho-nam-rom

 

Chuẩn bị:

•             300g thịt ba chỉ

•             150g nấm rơm

•             Hành củ và hành lá kèm với ớt.

•             Các gia vị đi kèm: nước màu dừa, tiêu, đường, muối, nước mắm, bột nêm.

Thực hiện:

•             Thịt rửa sạch qua với muối sau đó để ráo, thái thành từng miếng nhỏ. Chú ý: Khi kho với nấm thì các bạn nên thái thịt nhỏ hơn một chút so với các món kho khác nhé.

•             Ướp thịt heo ba chỉ với hành củ và băm nhuyễn, nước mắm, ít bột nêm, nước màu dừa và xíu đường sau đó để khoảng 15-20 phút cho thịt ngấm đều. (Nếu không quen pha các tỷ lệ các loại gia vị, bạn có thể sử dụng gói gia vị thịt kho sẵn có ngoài cửa hàng).

•             Nấm cắt bỏ phần chân, phần bị hỏng và rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo cho thêm chút muối khoảng 20 phút cho cây nấm sạch toàn diện, trắng đều (nếu không có sẵn nước vo gạo bạn có thể dùng nước lã có thêm chút muối là được). Sau đó vớt toàn bộ nấm ra rổ, rửa lại với nước trắng, để ráo nước

•             Bắc nồi lên trên bếp, cho thịt vào đảo cho săn thịt lại. Khi thịt săn, thêm ít nước sôi sao cho ngập mặt thịt, cùng với đó nên kho với lửa vừa và chú ý cho đến khi nước gần cạn, thịt dần chín mềm.

•             Cho nấm vào trong nồi đảo kỹ, kho thêm khoảng 10 phút nữa là được. Nêm nếm sao cho vừa ăn. Tắt bếp cùng với đó rắc chút hành lá thái nhỏ, ớt thái và thêm chút tiêu lên trên bề mặt.

7. Nấm Rơm Kho tiêu xanh:

nam-rom-kho-tieu-xanh

 

Chuẩn bị:

•             nấm rơm 400gr

•             Nước tương, tiêu, dầu ăn, tiêu, dầu mè, dầu hào, boa rô, đường, muối.

Thực hiện:

•             Nấm cắt bỏ những phần bị dập và sửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng nửa tiếng, sau đó rửa thêm nhiều lần với nước sạch, để ráo, ướp với nước sốt kho(có sẵn tại các cửa hàng). Boa rô thái lát nhỏ, giã nhuyễn ra để riêng các phần nước và phần xác.

•             Nước sốt kho cho 400gr nấm: 4 thìa canh nước tương, 1 thìa canh đường, 1/3 thìa cà phê muối tiêu, 1/2 thìa cà phê tiêu giã hơi nhuyễn, 1/2 thìa cà phê dầu mè, 1/2 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa canh hành boa rô giã và lấy nước ướp 1 đến 2 giờ.

•             Tộ đất làm nóng, pha chế dầu xào với xác hành boa ro, cho nấm ướp vào nồi, xào sơ qua, nêm nếm lại nếu thiếu có thể thêm nước tương, lửa vừa đảo nhanh tay khoảng tầm 15 phút, cho thêm ớt, tiêu tươi vào và bắc xuống nồi đất có thể còn hơi nóng khoảng 2 phút nữa thì sẽ vừa ăn hơn.

•             Ướp càng lâu sẽ càng đậm đà, ướp như vậy khi kho thời gian được rút ngắn nấm vẫn no tròn và không bị te, vẫn thấm gia vị tốt.

•             (MẸO)Khi rửa nấm bạn có thể ngâm nấm khoảng 5-10 phút với nước đá để khi kho sẽ ngon và giòn cứng hơn. Khi ướp bạn cũng nên bỏ vô ngăn mát tủ lạnh nhé!

•             Ướp nấm với nửa thìa cà phê dầu hướng dương sẽ giúp cho món ăn có thêm hương thơm nhé!

•             Khi kho nên đảo đều tay và liên tục, khi vừa sệt thì tắt.

Những lưu ý khi dùng nấm rơm nấu ăn:

Không nên rửa nấm rơm quá kĩ:

Loại nấm này có khả năng hút nước nên nếu khi bạn rửa quá kĩ sẽ làm mất đi các dưỡng chất của nấm, làm mất đi độ ngọt khi ăn.

Không nên ăn sống, nấu nhiệt độ thấp:

Khi nấu nấm có mùi vị và màu sắc đẹp và ngon hay không phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ khi nấu ăn, khi ở nhiệt độ thấp nấm dễ bị nát, trong khi đi ở nhiệt độ cao vừa đủ nấm sẽ chín nhanh, đều và không bị nát làm mất thẩm mỹ khi ăn.

Không nên nấu nấm trong các loại nồi nhôm:

Khi nấu nấm trong nồi nhôm sẽ làm cho nấm ngả màu, bị thâm nấm và không có được vị thơm ngon đặc trưng của nấm dẫn cho việc ảnh hưởng đến hương vị lẫn sức khỏe.

Nấm này không nên dùng quá nhiều dầu ăn khi nấu:

Nấm khi chế biến rất dễ hấp thụ nước, dầu ăn cũng không ngoại lệ, chính vì vậy khi dùng lượng dầu quá nhiều có thể dẫn đến việc cơ thể khó hấp thụ được các dưỡng chất trong nấm, gây nên tình trạng khó tiêu, đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên ăn nấm rơm cùng đồ lạnh:

Không nên dùng nấm nagy và sau đó ăn ngay các loại đồ ăn lạnh khác như kem, nước đá,.. vì nấm có tính hàn cao khi kết hợp với các độ lạnh sẽ dễ bị đau bụng.

Các cách bảo quản nấm rơm hiệu quả nhất:

Với đặc tính tuy dễ nuôi trồng, dễ chăm sóc và thu hoạch cũng khá đơn giản. Nhưng về quy cách bảo quản loại nấm này lại là một vấn đề bởi chúng chứa khá nhiều nước nên rất dễ bị hư hỏng, vận chuyển dễ bị dập nát, hư thối.

Nấm rơm nên bảo quản với nhiệt độ là bao nhiêu?

•             Nhiệt độ dưới 0 độ C: đảm bảo cho cây nấm được trên 2 tuần

•             Nhiệt độ từ 4 - 6 độ C: nhiệt độ này làm cho nấm nhanh hư thối.

•             Nhiệt độ từ 10 - 15 độ C: phù hợp cho khoảng 3 ngày.

•             Nhiệt độ khoảng 30 độ C:  đảm bảo sẽ nhanh hư hỏng và chảy rữa.

Nấm rơm được bảo quản sử dụng trong ngày:

•             Bảo quản nấm ở ngơi thoáng mát, không cần kín bọc, hộp.

•             Nếu không thể dùng hết lượng nấm thì nên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để vào ngăn mát tủ lạnh, với cách làm này có thể để được thêm từ 2 – 3 ngày.

Nấm rơm được bảo quản sử dụng lâu hơn một ngày:

•             Cho nấm vào bịch chuyên dụng sau đó hút chân không, cách làm này của các siêu thị sẽ đảm bảo cho nấm được 2 ngày.

•             Chụng nấm qua nước sôi ( khoảng 1 phút). Sau đó, vớt nấm ra và cho vào bát nước lạnh rồi bỏ vào trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản nấm thêm được khoảng 3- 4 ngày.

Bảo quản nấm rơm dài hạn trong năm:

Để đảm bảo sử dụng nấm được lâu, nên chọn loại nấm đã sấy khô là đảm bảo nhất.

Cách làm:

•             Bước 1: Rửa sạch nấm, loại bỏ phần hư hỏng (rửa nhẹ tay tránh bị dập).

•             Bước 2: Chẻ dọc nấm ra làm đôi.

•             Bước 3: Đem phơi ở ngoài trời nắng khoảng 2 ngày (nếu cảm thấy tai nấm chưa đủ khô có thể phơi thêm 1 ngày nữa để đảm bảo).

•             Với cách này bạn có thể bảo quản nấm thêm từ 6 tháng -> 1 năm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng cần đem phơi lại để tránh bị ẩm mốc hay mối mọt xâm nhập. Khi sử dụng, bạn chỉ cần bỏ lượng nấm ngâm nấm qua nước ấm khoảng 10 phút để nấm nở ra và sử dụng.

Nấm rơm được nuôi trồng khá phổ biến ở Việt Nam nên bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các địa điểm như chợ, siêu thị, cửa hàng,...Tuy nhiên bạn nên chọn mua tại các địa điểm có uy tín để đảm bảo chất lượng của nấm rơm. Với các thông tin trên hi vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về nấm rơm cũng như các bước thực hiện các món ăn ngon cho gia đình nhé!

>>> Tìm hiểu cách chế biến và công dụng của: Nấm Mèo 

Chọn đánh giá của bạn
Hình ảnh đính kèm(dưới 1MB)
    hiện tại chưa có đánh giá sản phẩm này
Tin cùng chuyên mục
Back to top